Khởi đầu với lĩnh vực kinh doanh sách trong nhà để xe, Jeff Bezos đã xây dựng thành công đế chế Amazon hùng mạnh, góp sức mình trong việc thiết lập các quy tắc trong chuỗi cung ứng. Hãy cùng nhau tìm hiểu các nhân tố tạo nên thành công cho chuỗi cung ứng Amazon.
Các nhân tố tạo nên thành công cho Chuỗi cung ứng Amazon
Tối ưu hóa kho hàng
Các kho hàng của Amazon đều nằm tại khu vực đắc địa, nơi có đông dân cư và các siêu thị lớn. Tuy nhiên, công ty cũng vẫn chú trọng đến các kho hàng tại khu vực ít dân cư để đảm bảo việc cung ứng hàng đến cho khách hàng nhanh chóng, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.
Để tối ưu hóa kho, đồng thời tiết kiệm thời gian hiệu quả, các sản phẩm trên các kệ hàng tại kho hàng hóa của Amazon không được sắp xếp theo thứ tự, bàn chải đánh răng, tiểu thuyết, búp bê đồ chơi đều có thể nằm trên cùng một kệ hàng. Việc sắp xếp hàng như vậy vừa giúp các nhân viên lấy hàng tiết kiệm được thời gian lấy hàng, vừa giúp tối ưu hóa được tuyến đường lấy hàng để có thể nhanh chóng lấy đủ các đơn hàng cho khách.
Hệ thống phân phối
Điểm mạnh của Amazon trong việc phân phối hàng đó chính là việc công ty áp dụng linh hoạt các phương thức phân phối hàng như giao hàng miễn phí, giao hàng Prime trong 2 ngày hay tùy chọn Prime now, giúp các sản phẩm được giao từ điểm nọ đến điểm kia nhanh chóng.
Để có thể áp dụng thành công mô hình này, Amazon đã có chiến lực kinh doanh khác nhau phù hợp với tình hình cụ thể tại từng thị trường trường bao gồm hình thức tiếp cận truyền thống hay phương thức sử dụng siêu công nghệ. Ngoài ra, nhà bán lẻ còn sử dụng dịch vụ giao hàng qua Fedex hoặc UPS.
Nhờ sự linh hoạt trong việc lựa chọn các phương thức phân phối hàng, giúp Amazon có thể tiếp nhận đơn hàng nhanh hơn, tiện hơn và đảm bảo việc giao hàng nhanh chóng hiệu quả tới mọi ngóc ngách của thị trường.
Áp dụng công nghệ cao vào hoạt động kinh doanh
Với việc sử dụng công nghệ cao, các giải pháp số hóa, robot hiện đại đã giúp Amazon tối ưu được các công việc trong hoạt động kinh doanh từ nhận đơn hàng, lấy hàng, đóng gói cũng như các hoạt động quản lý hàng tồn kho.
Những công cụ này góp phần không nhỏ trong việc tăng hiệu quả quản lý, xử lý đơn hàng cũng như gia tăng tốc độ phân phối, giảm tối đa chi phí nhân công, chi phí kho bãi.
Sản xuất
Sàn thương mại điện tử Amazon không chỉ là nơi cho phép các nhà bán lẻ thực hiện hoạt động kinh doanh của họ, mà đây còn là môi trường cực kỳ tiềm năng giúp Amazon có thể bán các sản phẩm cực kỳ tiềm năng do chính Amazon sản xuất. Điều này đã giúp Amazon hình thành được quy trình khép kín, đảm bảo kiểm soát được chất lượng sản phẩm bán cho khách hàng, đồng thời tận dụng được lợi thế kho bãi, nhân viên, hệ thống tiếp thị để thu lại nguồn doanh thu vượt trội.
Bài học từ chuỗi cung ứng của Amazon
Sự thành công của mô hình kinh doanh tại Amazon không chỉ giúp Jeff Bezos mà còn giúp các doanh nghiệp non trẻ có thêm được nhiều bài học quý báu để phát triển mô hình kinh doanh của bản thân.
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Đặt mình vào vị trí của khách hàng đã được xem như là “kim chỉ nam” cho các hoạt động tại Amazon, bởi người lãnh đạo Amazon sớm nhận ra rằng, khách hàng chính là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần tạo nên sự thành công của một công ty.
Chính vì vậy, Amazon đã có rất nhiều hoạt động nhằm tìm hiểu về mong muốn của khách hàng, các khóa đào tạo để nhân viên tiếp nhận thông tin feedback của khách hàng để tiến hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của khách hàng.
Không nên quan tâm quá nhiều đến đối thủ kinh doanh
Là người cực kì nhạy bén, nên Jeff Bezos hiểu rằng, tốc độ thay đổi của lĩnh vực mình kinh doanh là quá nhanh, do vậy không cần quan tâm quá nhiều khi các đối thủ cạnh tranh có hoạt động gì đó mới.
Do vậy, các hoạt động của Amazon luôn tuân theo những gì xảy ra trên thị trường, hướng tới việc hoàn thiện các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo dõi các chỉ tiêu
Quan tâm tới các chỉ tiêu chính là cách Amazon đánh giá quy mô thị trường, nhu cầu khách hàng.
Tăng chất lượng dịch vụ
Việc nghiên cứu nhu cầu khách hàng, phản hồi của khách hàng chính là các hiệu quả nhất để hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ giúp gia tăng doanh số nhanh chóng, đồng thời tối ưu hóa chi phí kinh doanh.
Cung cấp sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Với triết lý kinh doanh, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, Amazon luôn tìm kiếm các sản phẩm chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhằm mang lại sự hài lòng tuyệt đối khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tại Amazon.
Học cách thích nghi với các tình huống phát sinh trong kinh doanh
Với tốc độ thay đổi trong mặt của ngành hàng kinh doanh, Amazon luôn yêu cầu nhân viên công ty lập các kế hoạch hành động dựa trên các tình huống giả định thiếu hụt ngân sách cho kế hoạch, để tạo phản xạ cho các nhân viên khi đối mặt với các tình huống kinh doanh bất ngờ.
Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp, năng lực cao
Đào tạo xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng lực vượt trội là chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.
Bài viết đã giúp bạn hiểu thêm các nhân tố tạo nên thành công của chuỗi cung ứng Amazon. Hy vọng, các bạn có thể áp dụng các triết lý kinh doanh của ông chủ Amazon để tạo ra những bước phát triển mới cho hoạt động kinh doanh của bạn.