Măng từ lâu đã là thực phẩm vô cùng quen thuộc với người dân sống ở phía Bắc của Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều người vẫn băn khoăn ăn măng có độc không? Hãy cùng nhau tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây
Ăn măng có độc không?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng măng có chứa chất cyanide dễ biến thành axit cyanhydric (hay còn gọi là axit HCN) sau khi tiếp xúc với enzym tiêu hóa trong dạ dày. Axit cyanhydric là thành phần axit độc, có tác động xấu đến sức khỏe con người, có thể gây ra các hiện tượng như nhức đầu, nôn mửa, tim đập mạnh khi bị nhiễm độc nhẹ.
Theo nghiên cứu của Cục ATVSTP, trong 100 gram măng tươi, có chứa từ 32 – 38 mg HCN. Một người trưởng thành, khi ăn vào từ 50 – 60 mg HCN (khoảng 200 gram măng tươi) có thể tử vong với các triệu chứng như: khó thở, các cơ quan tê liệt, co giật và tim ngừng đập.
Tuy nhiên, với măng đã qua xử lý bằng cách muối chua hoặc luộc kỹ thì lượng HCN còn lại chỉ khoảng 2.2-2.7 mg, không gây nguy hiểm có sức khỏe con người. Chính vì vậy, khi chế biến măng thành các món ăn, bạn có phải chế biến đúng cách nhằm loại bỏ tối đa chất độc có trong măng.
Một số cách khử độc cho măng tươi trước khi chế biến
Chất độc có trong măng dễ hòa tan trong nước và sẽ bay hơi khi đun nóng. Do vậy, để loại bỏ chất độc này, bạn chỉ cần ngâm và luộc măng thật kỹ, sau đó đổ măng ra rửa sạch lại trước khi chế biến. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng các bài thuốc dân gian bằng cách ăn hoặc uống nước măng tươi để chữa bệnh, hạ sốt
Dưới đây là một số cách khử độc măng hiệu quả bạn có thể áp dụng
Cách 1 : Măng tươi sau khi lấy về phải bỏ hết lớp vỏ ngoài, cắt thành từng miếng nhỏ, rồi cho vào nồi luộc kỹ từ 2-3 lần nước. Chú ý rửa sạch lại măng sau mỗi lần luộc rồi mới thay nước mới. Tiếp đến, sử dụng nước vo gạo để ngâm măng trong 2 ngày rồi mới dùng măng đó để chế biến thành các món ăn.
Cách 2 : Măng tươi sau khi đã bỏ vỏ, thái thành các lát mỏng, rửa sạch rồi cho vào nồi nước cùng 1 nắm rau ngót, cho nồi măng lên bếp đun đến khi măng nhừ, vớt măng ra rồi rửa sạch lại là bạn có thể sử dụng rồi.
Cách 3 : bỏ vỏ măng tươi sau khi lấy về, thái măng thành các miếng mỏng, ngâm măng đó qua đêm rồi sửa lại nhiều lần với nước là bạn có thể chế biến món ăn
Cách 4: Măng tươi sau khi lấy về, rửa sạch cho vào nồi cùng vài quả ớt, đổ nước gạo ngập măng rồi đun nồi măng cho tới khi măng mềm, thì vớt ra, rửa lại lại với nước, sau đó lột vỏ măng và đem đi sử dụng.
Cách 5: Măng tươi lấy về, bóc sạch vỏ, rửa sạch với nước, sau đó hòa nước vôi trong, đổ số măng đã bóc đó vào ngâm qua đêm, hôm sau tiến hành luộc măng thêm 2-3 lần nước, cho đến khi măng mềm, vớt măng, rửa sạch lại với nước vài lần trước khi đem đi chế biến.
Ngoài ra, nếu bạn là cơ sở chế biến măng tươi chuyên nghiệp, bạn nên sử dụng các thiết bị dưới đây để có thể xử lý số lượng lớn măng tươi nhằm tiết kiệm công sức, chi phí
Máy thái lát, thái sợi măng tươi
Sử dụng máy thái lát, thái sợi để sơ chế măng nhanh chóng. Khi sử dụng các thiết bị này, bạn bạn lựa chọn thiết bị tại các cơ sở uy tín và điều chỉnh kích thước lát thái phù hợp với yêu cầu về thành phẩm để đảm bảo chất lượng thành phẩm cũng như đảm bảo năng suất hoạt động của máy.
Nồi nấu công nghiệp
Sau khi sử dụng máy thái lát công nghiệp để sơ chế măng, bạn nên sử dụng nồi nấu công nghiệp để luộc măng tự động, cho ra sản phẩm đồng đều đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn. Sử dụng nồi nấu công nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều của sản phẩm.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “ăn măng có độc không” cũng như giúp bạn biết cách chế biến măng an toàn cho sức khỏe. Nếu bạn là chủ các cơ sở chế biến măng chuyên nghiệp, hãy lựa chọn cho mình các thiết bị hỗ trợ như trên để tiết kiệm thời gian công sức cũng như đảm bảo tiêu chuẩn thành phẩm cho đơn vị của mình nhé.